Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014
những Ca Khúc Hay Nhất Của BÙI LÊ MẬN [HD Official]
Lời bài hát: Em Vẫn Chờ Anh
em vẫn chờ anh dưới giàn hoa tím,mong nhớ anh về như đồng nắng mong mưa ,như cây khô vẫn chờ đợi lá,như giàn hoa mong nhớ sương đêm,như 1 cánh chim chao mình trên biển,chờ con nước lên
anh đến tìm em dưới giàn hoa tím,anh bít em chờ như đồng nắng mong mưa,như rừng cây vẫn chờ đợi gió,như giàn hoa mong nắng ban mai,như 1 cánh chim muôn chân trời xa thẳm tìm về bên em.
Ta yêu nhau nắng mưa ko hề phai,ta thương nhau như muối 3 năm muối đương còn mặn,như gừng 9 tháng cay hỡi còn cay.
ta yêu nhau như tình we ta đó ,như dòng sông Lam xanh mãi núi Hồng này,như dòng sông Lam xanh mãi quê hương này.
anh đến tìm em dưới giàn hoa tím,anh bít em chờ như đồng nắng mong mưa,như rừng cây vẫn chờ đợi gió,như giàn hoa mong nắng ban mai,như 1 cánh chim muôn chân trời xa thẳm tìm về bên em.
Ta yêu nhau nắng mưa ko hề phai,ta thương nhau như muối 3 năm muối đương còn mặn,như gừng 9 tháng cay hỡi còn cay.
ta yêu nhau như tình we ta đó ,như dòng sông Lam xanh mãi núi Hồng này,như dòng sông Lam xanh mãi quê hương này.
Lời bài hát: Giận Mà Thương
"Em xa anh nghe câu dân ca
Giận mà thương sao mà da diết thế
Ôi câu ca nặng tình nặng nghĩa
Có lúc nào anh giận em không.
Chứ có lúc nào em giận anh không
Để thương suốt cả ngày em giận
Khi xa nhau đến ngàn vạn dặm
Giận chẳng còn mà thương rộng dài thêm.
Em nhớ ngày em nhớ đêm
Giận mà thương cháy lòng em đỏ
Thương mà giận dễ gì đã có
Em chỉ tìm thấy ở mình thôi.
Một nắng hai sương đội trời đạp đất
Bao vất vả bàn tay em lo hết
Bao đổi thay anh chưa thể hiểu
Ôi câu ca rằng giận mà thương, mà thương.
Anh lại đi khắp mọi nẻo đường
Mang câu ca và tình yêu thắm nồng
Khi trở gió anh vẫn ấm
Bởi giận rồi cũng chỉ để thương thêm."
Giận mà thương sao mà da diết thế
Ôi câu ca nặng tình nặng nghĩa
Có lúc nào anh giận em không.
Chứ có lúc nào em giận anh không
Để thương suốt cả ngày em giận
Khi xa nhau đến ngàn vạn dặm
Giận chẳng còn mà thương rộng dài thêm.
Em nhớ ngày em nhớ đêm
Giận mà thương cháy lòng em đỏ
Thương mà giận dễ gì đã có
Em chỉ tìm thấy ở mình thôi.
Một nắng hai sương đội trời đạp đất
Bao vất vả bàn tay em lo hết
Bao đổi thay anh chưa thể hiểu
Ôi câu ca rằng giận mà thương, mà thương.
Anh lại đi khắp mọi nẻo đường
Mang câu ca và tình yêu thắm nồng
Khi trở gió anh vẫn ấm
Bởi giận rồi cũng chỉ để thương thêm."
Câu Đợi Câu Chờ
Ngày ấy, bên bờ Sông Lam anh nghe câu hò ví dặm về một đời anh đi xa, để ngàn lần anh nhớ mãi. Ngày ấy, con đò đưa tiễn một người lữ khách qua sông, người ơi sao mà sâu nặng, câu thương câu đợi câu chờ.
Nay anh trở về bên dòng sông Lam, con đò vẫn nguyên dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương, ngày xưa anh mang đi khắp nẻo đường, câu hò ví dặm cho anh đầy mơ ước.
Nay anh trở về bên dòng sông Lam, con đò vẫn nguyên dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương, ngày xưa anh mang đi khắp nẻo đường, câu hò ví dặm anh thương....anh thương trọn đời.
Nay anh trở về bên dòng sông Lam, con đò vẫn nguyên dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương, ngày xưa anh mang đi khắp nẻo đường, câu hò ví dặm cho anh đầy mơ ước.
Nay anh trở về bên dòng sông Lam, con đò vẫn nguyên dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương, ngày xưa anh mang đi khắp nẻo đường, câu hò ví dặm anh thương....anh thương trọn đời.
Lời bài hát: Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ
Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ,
Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu.
Ở đầu đây nỗi nhớ anh mơ về bên em,
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm.
Đêm nghe tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn
Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu
Ở đầu đây nỗi nhớ anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm
( Đêm nghe tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn) 2 lần
Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu.
Ở đầu đây nỗi nhớ anh mơ về bên em,
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm.
Đêm nghe tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn
Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu
Ở đầu đây nỗi nhớ anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm
( Đêm nghe tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn) 2 lần
Về Hà Tĩnh Người Ơi
Có nơi mô như miền quê ta.Miền đất quanh năm bao mùa nắng gió,thương cha một đời gập ghềnh bờ đê,nắng trũng hai vai mưa thâm mắt cá,cho cây lúa vẫn xanh dưới trời chang chang.Có nơi mô như người quê ta,thương nhau quả cà cùng chia làm ba,yêu nhau em gửi qua câu dân ca sông La có cạn núi Hồng hết cây,thì em vẫn nỏ hết tình.Về Hà Tĩnh người ơi,về trong nao nao những ngày xa cách,về trong xôn xao cánh đồng mùa gặt,em ngừng tay đón gió chiều sắp qua,gửi bông lúa trắng cho người đi xa.Về Hà Tĩnh người ơi,về cho em lo bữa cơm sớm tối,một bát chè xanh đậm nghĩa ân tình,là vị quê hỡi người
Xem toàn bộ
Có nơi mô như miền quê ta.Miền đất quanh năm bao mùa nắng gió,thương cha một đời gập ghềnh bờ đê,nắng trũng hai vai mưa thâm mắt cá,cho cây lúa vẫn xanh dưới trời chang chang.Có nơi mô như người quê ta,thương nhau quả cà cùng chia làm ba,yêu nhau em gửi qua câu dân ca sông La có cạn núi Hồng hết cây,thì em vẫn nỏ hết tình.Về Hà Tĩnh người ơi,về trong nao nao những ngày xa cách,về trong xôn xao cánh đồng mùa gặt,em ngừng tay đón gió chiều sắp qua,gửi bông lúa trắng cho người đi xa.Về Hà Tĩnh người ơi,về cho em lo bữa cơm sớm tối,một bát chè xanh đậm nghĩa ân tình,là vị quê hỡi người
Xem toàn bộ
Neo Đậu Bến Quê
Câu đò đưa thầm gọi, tôi ghé về tuổi thơ
Người xưa đâu xa vắng, ai đưa tôi qua đò
Ngô mướt dài bãi quê, gió chiều chiều rượi mát
Đàn trâu chậm ngoài đê, vẫn đi về lối cũ.
Xuống đò một mình tôi
Với dòng sông tuổi thơ
Và một giọng đò đưa
Vẫn neo đậu bến mô
Lang thang đi bốn phương trời
Nay về sông quê tắm mát
Sông Lam biết khi mô cho cạn
Đục trong, đục trong nhục vinh hỡi người
Câu đò đưa thầm goi, tôi ghé về tuổi thơ
Vầng trăng non ngơ ngác, theo tôi đi chân trần.
Cây đến kỳ trổ hoa, chuyến đò đầy rời bến
Em hát rằng đến duyên, em lấy chồng năm ấy.
Hát lại giọng đò đưa, như mẹ ru hồn tôi
Điệu buồn và điệu thương, sao cháy lòng đến thế
Sông lam biết khi mô cho cạn, như tình quê hương trong tôi
Sông Lam biết khi mô cho cạn
Người ơi! Đục trong câu hát cháy lòng.
Câu đò đưa thầm goi, tôi ghé về tuổi thơ
Vầng trăng non ngơ ngác, theo tôi đi chân trần.
Cây đến kỳ trổ hoa, chuyến đò đầy rời bến
Em hát rằng đến duyên, em lấy chồng năm ấy.
Hát lại giọng đò đưa, như mẹ ru hồn tôi
Điệu buồn và điệu thương, sao cháy lòng đến thế
Sông lam biết khi mô cho cạn, như tình quê hương trong tôi
Sông Lam biết khi mô cho cạn
Người ơi! Đục trong câu hát cháy lòng
Người về neo đậu bến mô, hồn tôi, bến quê neo đậu…người ơi!
Điệu ví dặm là em
Dieu Vi
Dam La Em
Rồi một
chiều chợt nhớ Quê hương
Nghe Em hát dân ca Xứ Nghệ
Câu hát ru như một thời thuở bé
Đưa ta về bến bãi tuổi thơ xưa
Điệu ví Quê hương giữa bộn bề bận rộn
Đất Quê mình còn nghèo lắm người ơi
Sao Điệu ví cứ nghĩa tình đến thế
Nao nao lòng … đứa con ở nơi xa.
Mời Anh về Hà Tĩnh
Ơi khúc hát Sông quê
Ai đi xa mô đó…
Nghe thân thương như dòng sông thuở nhỏ
Ai lạ ai quen sao nỡ không về…
Em cứ đùa Anh “nỏ cho” và “nỏ lấy”
Sao mềm lòng ngồi hát để Anh nghe
Khúc Dân ca có từ trong máu thịt
Không thể dối lòng…làm sống dậy một hồn Quê
Tôi viết tặng Em bài ca lần đầu gặp gỡ…
Bởi chia xa không nói được nên lời
Nhưng Điệu ví theo Anh về mãi mãi
Anh cứ mơ hoài Điệu ví dặm là Em.
II.Mời Anh về Hà Tĩnh
Ơi khúc hát Sông quê
Ai đi xa mô đó…
Nghe thân thương như dòng sông thuở nhỏ
Ai lạ ai quen sao nỡ không về…
Em cứ đùa Anh “nỏ cho” và “nỏ lấy”
Sao mềm lòng ngồi hát để Anh nghe
Khúc Dân ca có từ trong máu thịt
Không thể dối lòng…làm sống dậy một hồn Quê
Tôi viết tặng Em bài ca lần đầu gặp gỡ…
Bởi chia xa không nói được nên lời
Nhưng Điệu ví theo Anh về mãi mãi
Anh cứ mơ hoài…Điệu ví dặm là Em
Anh cứ mơ hoài ……Điệu ví dặm là Em.
Nghe Em hát dân ca Xứ Nghệ
Câu hát ru như một thời thuở bé
Đưa ta về bến bãi tuổi thơ xưa
Điệu ví Quê hương giữa bộn bề bận rộn
Đất Quê mình còn nghèo lắm người ơi
Sao Điệu ví cứ nghĩa tình đến thế
Nao nao lòng … đứa con ở nơi xa.
Ơi khúc hát Sông quê
Ai đi xa mô đó…
Nghe thân thương như dòng sông thuở nhỏ
Ai lạ ai quen sao nỡ không về…
Em cứ đùa Anh “nỏ cho” và “nỏ lấy”
Sao mềm lòng ngồi hát để Anh nghe
Khúc Dân ca có từ trong máu thịt
Không thể dối lòng…làm sống dậy một hồn Quê
Tôi viết tặng Em bài ca lần đầu gặp gỡ…
Bởi chia xa không nói được nên lời
Nhưng Điệu ví theo Anh về mãi mãi
Anh cứ mơ hoài Điệu ví dặm là Em.
II.Mời Anh về Hà Tĩnh
Ơi khúc hát Sông quê
Ai đi xa mô đó…
Nghe thân thương như dòng sông thuở nhỏ
Ai lạ ai quen sao nỡ không về…
Em cứ đùa Anh “nỏ cho” và “nỏ lấy”
Sao mềm lòng ngồi hát để Anh nghe
Khúc Dân ca có từ trong máu thịt
Không thể dối lòng…làm sống dậy một hồn Quê
Tôi viết tặng Em bài ca lần đầu gặp gỡ…
Bởi chia xa không nói được nên lời
Nhưng Điệu ví theo Anh về mãi mãi
Anh cứ mơ hoài…Điệu ví dặm là Em
Anh cứ mơ hoài ……Điệu ví dặm là Em.
Trở về xứ Nghệ ca sĩ Bùi Lê Mận
Lời bài hát:
Trở Về Xứ Nghệ
nhạc:NSUT
Tiến Dũng;Thơ:Thạch Cầu(Đặng Ngọc Thăng)
Trở về xứ Nghệ, trở về chốn xưa
Nghe lời gió thổi, đếm từng hạt mưa
Muối vẫn mặn, gừng vẫn cay
Câu ca mẹ bao đời hằng ru
Tắm nước sông quê, nghe câu ví *
Chốn quê nhà, cảnh cũ còn đây
(Xứ Nghệ ơi, sông Lam ơi
Một thời để thương một thời lưu luyến
Nhớ tuổi ấu thơ vui sướng nghịch đùa
Mẹ cha rượt đuổi, làng xóm đuổi
Dại mới thành khôn được bây giờ
Nhớ về tuổi học trò
Chung sánh trưa gáo dừa ta vục nước
Nay bâng khuâng dạo bước
Xứ Nghệ ơi về lại tuổi thơ
Thiếp giấc ngủ trưa, tiếng võng đưa
Mặt đời muôn nẻo xa muôn nẻo
Ví * tiếng quê, lịm câu hò
Quê mình thương, sông Lam ơi
Hạt phù sa nuôi mình khôn lớn
Dẫu đi muôn phương suốt * trường
Bể dâu cuộc đời bao thay đổi
Nặng nghĩa tình quê nhớ... bồi hồi )
Trở về xứ Nghệ, trở về chốn xưa
Nghe lời gió thổi, đếm từng hạt mưa
Muối vẫn mặn, gừng vẫn cay
Câu ca mẹ bao đời hằng ru
Tắm nước sông quê, nghe câu ví *
Chốn quê nhà, cảnh cũ còn đây
(Xứ Nghệ ơi, sông Lam ơi
Một thời để thương một thời lưu luyến
Nhớ tuổi ấu thơ vui sướng nghịch đùa
Mẹ cha rượt đuổi, làng xóm đuổi
Dại mới thành khôn được bây giờ
Nhớ về tuổi học trò
Chung sánh trưa gáo dừa ta vục nước
Nay bâng khuâng dạo bước
Xứ Nghệ ơi về lại tuổi thơ
Thiếp giấc ngủ trưa, tiếng võng đưa
Mặt đời muôn nẻo xa muôn nẻo
Ví * tiếng quê, lịm câu hò
Quê mình thương, sông Lam ơi
Hạt phù sa nuôi mình khôn lớn
Dẫu đi muôn phương suốt * trường
Bể dâu cuộc đời bao thay đổi
Nặng nghĩa tình quê nhớ... bồi hồi )
Cánh Võng Mẹ Ru_ Tố Nga
Cánh Võng Mẹ Ru
Bao năm trở lại quê nhàMẹ không còn nữa, nhưng mẹ là quê hương.
Vẫn hàng tre biếc xuân trường
Vẫn bờ cát trắng hàng dương thuở nào.
Nương khoai ruộng lúa thấp cao
Sông lam một dãi sóng xao, sóng xao đôi bờ
Đường làng gợi nhớ ngày xưa
Chân trần mẹ bước nắng trưa hanh gầy.
Mẹ ơi con đã về đây
Làng quê còn đó, mẹ giờ nơi nao?
Đói khổ cháo rau,
áo nâu một thời mong manh gió.
Con lại về nhà xưa
Trên võng đung đưa trở lại tuổi thơ
Vẫn thấy bơ vơ vì không còn mẹ.
Cho dù mái tóc con điểm sương cuộc đời.
Nương khoai ruộng lúa thấp cao
Sông lam một dãi sóng xao, sóng xao đôi bờ
Đường làng gợi nhớ ngày xưa
Chân trần mẹ bước nắng trưa hanh gầy.
Mẹ ơi con đã về đây
Làng quê còn đó, mẹ giờ nơi nao?
Đói khổ cháo rau,
áo nâu một thời mong manh gió.
Con lại về nhà xưa
Trên võng đung đưa trở lại tuổi thơ
Vẫn thấy bơ vơ vì không còn mẹ.
Cho dù mái tóc con điểm sương cuộc đời.
Con đi muôn dăm quê người
Cũng từ cánh võng lời ru mẹ hiền…
Vẫn hàng tre biếc xuân trường
Vẫn bờ cát trắng hàng dương thuở nào.
Nương khoai ruộng lúa thấp cao
Sông lam một dãi sóng xao, sóng xao đôi bờ
Đường làng gợi nhớ ngày xưa
Chân trần mẹ bước nắng trưa hanh gầy.
Mẹ ơi con đã về đây
Làng quê còn đó, mẹ giờ nơi nao?
Đói khổ cháo rau,
áo nâu một thời mong manh gió.
Con lại về nhà xưa
Trên võng đung đưa trở lại tuổi thơ
Vẫn thấy bơ vơ vì không còn mẹ.
Cho dù mái tóc con điểm sương cuộc đời.
Nương khoai ruộng lúa thấp cao
Sông lam một dãi sóng xao, sóng xao đôi bờ
Đường làng gợi nhớ ngày xưa
Chân trần mẹ bước nắng trưa hanh gầy.
Mẹ ơi con đã về đây
Làng quê còn đó, mẹ giờ nơi nao?
Đói khổ cháo rau,
áo nâu một thời mong manh gió.
Con lại về nhà xưa
Trên võng đung đưa trở lại tuổi thơ
Vẫn thấy bơ vơ vì không còn mẹ.
Cho dù mái tóc con điểm sương cuộc đời.
Con đi muôn dăm quê người
Cũng từ cánh võng lời ru mẹ hiền…
Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014
LUẬN CHUYỆN LĂNG NHĂNG CỦA ĐÀN ÔNG
Đàn ông yêu nhiều, thì bị phụ nữ mắng là lăng nhăng. Phụ nữ khó
hiểu lắm, vô cùng khó hiểu. Mắng là mắng vậy thôi, chứ đàn ông không yêu nhiều,
thì lại bị xem là khờ khạo.
Sinh thời, cụ Tú Xương
phán “Một trà, một rượu, một đàn bà - Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta - Chừa được
thứ nào hay thứ ấy - Có chăng chừa rượu với chừa trà”. Cụ đỉnh đỉnh đại danh,
phán một phát : rượu, trà và đàn bà lập tức được mặc định là những thứ lăng nhăng.
Mỗi thời mỗi khác, nên
lăng nhăng hôm nay cũng khác lăng nhăng hôm xưa. Trong bài viết này, mình chỉ
luận bàn những thứ lăng nhăng của cụ Tú. Mặc dù vẫn biết, ngoài trà, rượu và
đàn bà còn hàng tỷ thứ lăng nhăng khác…
1. Mình đọc những
chuyện về trà của nhiều nhà văn nổi tiếng, ong hết cả đầu. Loại phàm phu như
mình, trà nào cũng là trà. Thi thoảng có thèm trà Bắc, do cơ quan hay pha uống,
mình uống ké nên ghiền. Còn lại, trà gì cũng là trà.
Thi thoảng, bạn bè rủ
đi uống trà, hình như sang trọng gọi là thưởng trà hay ngoạn trà. Mình thấy bạn
ngồi chén trà, chén ấm, hãm nước, rót vòi cao đầy trịnh trọng, mình điên hết
người. Bởi trà nào cuối cùng không để uống?
Hôm mưa rảnh, nằm đọc
Trà Kinh, mới biết phức tạp vô cùng. Trà phải được trồng ở đâu, lấy nước pha ở
đâu, cách đun nước thế nào, cách thức pha... Loạn hết người.
Mình bao năm ở phố,
chỉ uống trà đá là nhiều. Lâu trước, trên một tờ tạp chí khổ nhỏ, có bài luận
về trà đá, đọc buồn cười chết mất. Đã gọi là trà đá thì có gì mà luận. Một ít
nước cốt trà, pha với một tá nước máy, xong bỏ đá vào ly, rót ra rồi…uống. Luận
là luận ra sao, văn hóa là văn hóa cái gì. Đâu phải thói quen nào cũng trở
thành văn hóa được. Đời sống nhiều rối rắm, cái gì tiết chế cho qua được, thì
cứ nhẹ lòng mà cho qua. Chứ chuyện ghì cũng gán ghép rồi biến nó thành quan
trọng thì, biết sống được bao lâu mà cứ lo với lắng.
Vậy thì tại sao trà
lại đươc cụ Tú xếp vào hạng lăng nhăng (?!). Ông anh nổi danh của mình bảo, có
lẽ cụ Tú ám chỉ chuyện mấy ông nhà Nho (như cụ), ỷ có chữ có nghĩa, suốt ngày
mượn trà ngồi tán chuyện lăng nhăng, phí phạm thời gian. Trong lúc, người khác
chân lấm tay bùn quanh năm để mong được ấm no, đủ đầy. Chứ bản thân trà thì có
gì đâu mà lăng nhăng.
May là, mình không
dính cái lăng nhăng này. Mặc cho nghe phong thanh câu, “Làm trai biết đánh tổ
tôm/ Uống trà Chính Thái, ngâm Nôm Thúy Kiều”. Nếu xét chuyện giới tính kiểu
này, thì mình chịu vậy. Vui thôi, mỗi thời một quan niệm khác nhau, ngay cả
vùng miền quan niệm còn khác biệt thì nói gì là thời thế.
2. Rượu, vốn dĩ được
xem như là chuyện của đàn ông. Mỗi đàn ông có một kiểu uống rượu khác nhau. Đàn
ông phàm phu, uống rượu lấy say. Đàn ông không phàm phu, lấy rượu cầu vui. Mặc
cho, đàn ông phàm phu hay không phàm phu thì mỗi lần uống rượu đều chuếnh
choáng.
Xưa, các cụ uống rượu
cầu kỳ thế nào, mình đọc sách cũng mường tượng được. Mình còn nghe cả chuyện,
cụ đại thi hào Nguyễn Tuân đương uống rượu bên này, phát hiện phía bên kia có
bạn quen, cụ bưng cốc sang chào bạn. Vừa thay, hôm ấy trời có mưa. Cụ một tay
cầm dù, một tay bưng rượu, sang đến bên kia chào bạn, mặc cho có dù người cụ
vẫn ướt nhẹp. Hóa ra, cụ lấy dù che rượu, còn mình vẫn đi đầu trần. Mình hậu
sinh, không dám xét chuyện tiền bối. Nên thôi, mình cứ nghĩ quý rượu như cụ
Nguyễn đã thuộc dạng cự phách rồi.
Nay, ngồi uống rượu
chủ yếu là vui. Nói như một ông anh trong lần gặp mặt ở Vũng Tàu, thì “Uống rượu
quan trọng nhất là món nhân sự”. Tức là, được ngồi với ai, còn rượu gì cũng
xong. Mình cực khoái chi tiết này.
Mình có loại rượu mình
thích, nhưng loại rượu mình không thích mình vẫn cứ uống như không. Đâu có sao,
quan trọng là vui. Đời sống mà không vui thì còn gì là đời sống. Thế nên, ngoài
chuyện vui gia đình, vui công việc… thì vui nhất là được ngồi uống rượu với tri
âm.
Uống rượu với tri âm,
không cần rào trước đón sau, không cần nhìn ngang ngó dọc, không cần xem mình
có thất lễ hay nói bậy bạ gì không(?!). Hãi nhất là ngồi uống rượu với những
người không tri âm. Cứ dạ dạ, vâng vâng, cười cười, gật gật… như một thằng dở
hơi, chán không tả.
Phụ nữ, phần nhiều là
không thích những người uống rượu. Phần ít còn lại là cực ghét. Bởi phụ nữ
không thể hiểu, cơn say nó thú vị thế nào. Tất nhiên, phần luận này không liên
quan đến những ông uống rượu say sáng chiều tối khuya, say xong lại lôi vợ ra
“tẩn”.
Phụ nữ không thích đàn
ông uống rượu, là bởi phụ nữ chưa bao giờ biết được cảm giác khi say nó thú vị
như thế nào. Đang ngồi thế này, tự dưng thấy người mình lâng lâng sung sướng,
cảm giác cực kỳ tươi mới. Thấy bạn bè đáng yêu hơn, thấy đời sống mới mẻ hơn,
thấy gã bạn ngồi kề đáng thương hơn. Tự dưng thấy mình ăn nói cũng có duyên
hơn, vẻ điển trai lại càng quyến rũ hơn.. Y như là cơ thể tiết ra một loại chất
kích thích khiến mọi thứ trở nên lung linh đầy huyền diệu. Mỗi lần say, cảm
giác lại khác nhau. Nói chung là, rất đã đời.
Sau cơn say thì phải
mệt rồi. Nhưng điều đó có nghĩa lý gì chứ, bởi chúng ta không mệt vì chuyện
uống rượu, thì có hàng tỷ chuyện khác khiến chúng ta mệt mỏi còn hơn cả uống
rượu. Quan tâm mà làm gì, chỉ là chuyện vặt của cuộc sống thôi.
Còn vì sao uống rượu
lại lăng nhăng(?!). Ai mà biết được, thắc mắc thì cứ đi gặp cụ Tú mà hỏi.
3. Đàn bà, mình thích
gọi là phụ nữ hơn. Đời sống có thể thiếu trà, thiếu rượu nhưng tuyệt nhiên
không thể thiếu phụ nữ. Phụ nữ giúp cho chúng ta cảm thấy cuộc đời này đáng
sống, phụ nữ giúp chúng ta cảm nhận được sự tồn tại của chính mình.
Ai cho ta đau thương.
Đương nhiên, phụ nữ cho ta đau thương.
Ai cho ta hạnh phúc.
Đương nhiên, phụ nữ cho ta hạnh phúc.
Ai cho ta hoan lạc.
Đương nhiên, phụ nữ cho ta hoan lạc.
Tất cả những cung bậc
cảm xúc mà chúng ta đang được thụ hưởng, đều do phụ nữ mang lại cả. Cội nguồn
của niềm vui, gốc rễ của nỗi buồn, ngoài phụ nữ ra thì không ai có thể tạo nên
tuyệt vời hơn.
Chúng ta không thể nào
lớn lên một cách tuyệt đối nếu không có phụ nữ. Ấu thơ có niềm vui trẻ dại,
trưởng thành có sự viên mãn của thời gian. Phụ nữ quy chuẩn điều này.
Được sinh ra để làm
phụ nữ là một điều may mắn. Thế nên, đàn ông được phụ nữ yêu thương chính xác
phải gọi là may mắn của may mắn.
Không có phụ nữ, đàn
ông cầu danh để làm gì (?!). Không có phụ nữ, đàn ông bạc mặt xoay chuyện cơm
áo gạo tiền, chức vị, ghế ngồi… để làm gì (?!). Không có phụ nữ, đàn ông tỏ ra
mạnh mẽ để làm gì (?!). Thậm chí, không có phụ nữ thì đàn ông cần gì phải ủi áo
trước khi mặc, là quần trước khi đi làm, đánh giầy để bước ra đường, rắp tâm
đổi cái ô tô xịn… để làm gì.
Đại khái, không có phụ
nữ thì đàn ông hoàn toàn không có động cơ và mục đích để làm bất cứ chuyện gì
cả. Không có phụ nữ, đoán chắc gã đàn ông nào cũng như gã đàn ông nào. Sáng
không cần đánh răng, chiều không cần phải tắm, tối không cần phải sửa lại chiếu
giường. Đàn ông không có phụ nữ, đàn ông trở nên vô duyên đến tồi tệ.
Không có phụ nữ, chữ
nghĩa xuất hiện để làm gì. Ngôn ngữ hiện hữu để làm gì. Không có phụ nữ, đàn
ông không có nhu cầu trò chuyện cùng nhau, cũng không cần phải giữ gìn ý tứ
cùng nhau.
Không có phụ nữ, đàn
ông chắc chắn trở nên hoang dại. Lịch sự mà làm gì, chỉn chu mà làm gì, tử tế
mà làm gì, nghiêm túc mà làm gì, đứng đắn là làm gì... Không nhẽ, đàn ông diễn
để cho đàn ông xem. (Hẳn là, vẫn có đàn ông diễn cho đàn ông xem, nhưng số này
ít thôi. Với lại, không phải là đối tượng trọng tâm, nên mình không bàn đến).
Có phụ nữ, đàn ông mới
cần phải chứng tỏ nhiều thứ, cốt yếu là để mình trở thành điểm sáng trong mắt
phụ nữ. Mình thề ấy, nếu không có phụ nữ, cụ Nguyễn Công Trứ không nhất thiết
phải tuyên bố “Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông”…
Có phụ nữ, đàn ông mới
có điều kiện để được chiều chuộng, che chở, chăm sóc và bảo vệ. Có phụ nữ, thì
đàn ông mới được nên người. Mình chưa thấy gã đàn ông nào nên người khi chưa có
vợ cả.
Ông anh mình hay nói
rằng, “Tính anh ngộ lắm, yêu cô nào là sợ ngay cô ấy”. Mình im im, cười cười.
Chứ không nhẽ mình phản bác, “Vậy thì có gì ngộ, như em ấy, chưa kịp yêu em đã
sợ rồi. Còn được yêu, phải chính xác gọi là chết khiếp”.
Đàn ông yêu nhiều, thì
bị phụ nữ mắng là lăng nhăng. Phụ nữ khó hiểu lắm, vô cùng khó hiểu. Mắng là
mắng vậy thôi, chứ đàn ông không yêu nhiều, thì lại bị xem là khờ khạo, là đàn
ông lăng nhăng.
Lăng nhăng không phải
là thói quen xấu, lăng nhăng chỉ là một kiểu chứng tỏ giá trị bản thân của đàn
ông thôi. Mà mình nói thiệt, đàn ông tài hoa thì mới lăng nhăng được. Lăng
nhăng có đẳng cấp của lăng nhăng, mấy anh chàng tán gái lừa tình không thể được
gọi là lăng nhăng. Bởi ai lại nhân chuyện lăng nhăng để đi lừa đảo phụ nữ để
thu về một món lợi nào đó.
Nhiệm vụ lớn nhất của
phụ nữ, chỉ cần xinh đẹp là đủ. Xinh đẹp để đàn ông lăng nhăng. Đàn ông càng
lăng nhăng, phụ nữ càng có cơ hội để minh chứng tầm quan trọng của chính mình
chứ. Đàn ông mà nghiêm túc hết, thì phụ nữ đẹp hóa ra không phải là đang chịu
thiệt thòi hay sao.
Riêng về chuyện này,
mình nghĩ cụ Tú đang tán dương phụ nữ (!?). Mà biết đến khi nào, mình mới có
thể vướng vào cả ba thứ lăng nhăng nào cùng lúc, nhỉ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)